Kinh nghiệm bảo dưỡng thiết bị máy công trình

Font size
Yahoo Bản in

KINH NGHIỆM BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ MÁY CÔNG TRÌNH

Trước khi mua thiết bị máy công trình, người chủ sở hữu nên có kế hoạch hoặc chương trình bảo dưỡng thiết bị. Chi phí đầu tư nhanh chóng thu hồi lại hơn nếu như quan tâm đến vấn đề này. Sau một ngày dài, chàng cao bồi luôn chăm sóc con ngựa trước khi quan tâm đến bản thân. Con ngựa là một phần quan trọng trong cuộc sống của anh ta. Bạn cũng vậy, những gì quan trọng đối với bạn, hãy chăm sóc cẩn thận để đảm bảo cho cuộc sống của chính mình.

 
Bảo dưỡng thiết bị rất quan trọng để giúp nâng cao tuổi thọ cho máy


Bảo dưỡng thiết bị giữ một vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ máy công trình.
Hỏng hóc toàn bộ máy hay hệ thống nào đó thường bắt đầu từ những hỏng hóc, sự cố rất nhỏ mà không phát hiện kịp thời. Nếu như nước lọt vào động cơ có thể dẫn đến cong tay biên, thậm chí phá huỷ cả thân động cơ. Bụi lọt vào trong hệ thống thuỷ lực không chỉ phá huỷ bơm mà còn phá huỷ toàn bộ các bộ phận khác trong hệ thống. Nói chung, một chi tiết hay bộ phận nào đó hỏng hóc sẽ là nguyên nhân phá huỷ chi tiết hay bộ phận khác trong hệ thống.
Nếu như để một hệ thống nào đó bị hỏng thì có thể đến 90% chi tiết trong hệ thống đó sẽ không làm việc được nữa. Kế hoạch bảo dưỡng càng chi tiết thì tuổi thọ thiết bị càng cao và chi phí vận hành càng giảm xuống. Kế hoạch bảo dưỡng tốt sẽ đảm bảo máy luôn làm việc hiệu quả. Để đảm bảo kế hoạch bảo dưỡng tốt thì cần phải có đầu tư ban đầu về con người, đào tạo và công nghệ.Thậm chí sẽ phải tiếp tục đầu tư ngay cả trong khi đang sử dụng thiết bị.



Gerald Green – giám đốc bộ phận chăm sóc khách hàng của Caterpillar đã đưa ra năm bước để quản lý tốt thiết bị. Năm bước không có nghĩa là bao gồm tất cả, chúng chỉ là những đề nghị để bạn nghĩ về các vấn đề liên quan đến bảo dưỡng thiết bị.

Bước1 - Hiểu toàn bộ chu kỳ của thiết bị.

1.    Xác định giá vận hành mong chờ của toàn bộ thiết bị. Chỉ khi hiểu đúng và kiểm soát được giá vận hành thì mới xác định được chi phí cho từng thiết bị và chi phí thiết bị cho toàn dự án. Thậm chí có thể tính toán được cả lợi nhuận sau khi hoàn thành dự án.

2.    Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng thiết bị trong toàn bộ thời gian hoạt động. Một máy xúc lật làm việc 2.000 giờ/năm. Tổng thời gian làm việc trong 10 năm sẽ là 20.000 giờ. Người sử dụng thiết bị cần phải biết rằng các bộ phận chính sẽ không thể đảm bảo làm việc được 20.000 giờ nên cần phải có kế hoạch đại tu trước khi đạt đến 20.000 giờ.

3.    Thời điểm thích hợp để đại tu là sau 12.000 giờ sử dụng. Đại tu sớm quá sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng thiết bị, muộn quá sẽ làm tăng chi phí bảo dưỡng và giảm tuổi thọ thiết bị sau đại tu. Đại tu ở thời điểm hợp lý còn tăng tối đa sử dụng lại các chi tiết và giảm thời gian chết của máy

4.    Quyết định thời điểm mua, thuê hay bán thiết bị sẽ dễ dàng hơn khi toàn bộ chu kỳ hoạt động của thiết bị được ghi chép lại cẩn thận.

Bước 2 - kết hợp các tiến bộ công nghệ vào kế hoạch để làm tăng giá trị của các thiết bị phức tạp.

1.    Sử dụng phần mềm hoặc các công nghệ liên quan trong quản lý thiết bị. Quản lý các thiết bị phức tạp ngày nay cần nhiều hơn các báo cáo thông thường từ công trường và các chú ý như là máy cần thay dầu. Áp dụng các tiến bộ công nghệ sẽ là đòn bẩy để tăng giá trị của thiết bị.

2.    Tuy thuộc vào quy mô mà giải pháp công nghệ có thể chỉ đơn giản là ứng dụng phần mềm quản lý thiết bị cho hệ thống đang có. Hoặc cũng có thể cần đến hệ thống phức tạp hơn, hoạt động online. Từ văn phòng, thông qua hệ thống internet mà có thể biết được các thông tin liên quan đến thiết bị đang hoạt động ở công trường cách đó hàng ngàn km.

3.    Phát triển các hệ thống quản lý có sự tích hợp của quá trính đang có với các sản phẩm thông minh. Ví dụ như công nghệ liên lạc vệ tinh, an ninh mạng, định vị toàn cầu (GPS) sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể toàn bộ công trường.

4.    Tham khảo ý kiến nhà cung cấp thiết bị. Họ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất cho công việc của bạn. Nhiều nhà cung cấp còn có cả chương trình đào tạo để sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý.

Bước 3 – Thúc đẩy công việc quản lý thiết bị trong toàn bộ tổ chức.

1.    Trong một tổ chức, thực hiện đầy đủ chương trình quản lý thiết bịc ó thể tạo ra tâm lý không thoải mái. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì mọi người sẽ phải liên tục chịu áp lực năm này sang năm khác. Hơn nữa, hạn chế về công nghệ,họ có thể e sợ phải học các hệ thống mới.

2.    Xoá bỏ các e ngại và lo sợ, đào tạo mọi người những điều cơ bản về chương trình quản lý thiết bị từ nhân viên kế toán cho đến thợ sửa chữa. Kết hợp cả ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo chiến lược dài hạn. Đó chính là tương lai của tổ chức.

3.    Lựa chọn đúng người, đúng việc. Khi đó chương trình quản lý thiết bị sẽ được thực hiện đầy đủ. Công việc sẽ tập trung hơn và nhanh hơn.

Bước 4 - Hoạt đông như là một người quản lý thiết bị, giám sát và phân tích hệ thống.

1.    Phân tích công trường, khu vực bảo dưỡng, sản phẩm bảo dưỡng và hệ thống quản lý

2.    Tìm ra những sản phẩm, hệ thống và sự hỗ trợ cần thiết để đạt hiệu quả nhất

3.    Xem xét các nguồn lực đã có

4.    Xác định sự khác nhau trong nguồn lực và thiết bị

5.    Xây dựng kế hoạch cho mỗi một thiết bị

Bước 5 - Thực hiện đầy đủ một hệ thống quản lý

1.    Đăng ký tất cả thiết bị, các bản ghi về các sự kiện trong hệ thống quản lý dự án.Như ở bước đầu tiên, cần phải nhập tất cả các thông số liên quan của thiết bị vào hệ thống. Sử dụng các thông số này để ra các quyết định.

2.    Thực hiện ghi chép đầy đủ các thông tin yêu cầu ở những thời điểm đã được quy định.

Cân nhắc nguồn nội lực và nguồn lực bên ngoài

Khi sử dụng nguồn lực bên ngoài để quản lý thiết bị thì có thể gặp một số rủi ro. Để xác định đúng cần quan sát kỹ và có thể đặt ra các câu hỏi cơ bản.
1.    Con người – Làm thế nào để tìm, đào tạo và giữ được những người bảo dưỡng thiết bị giỏi?
2.    Quản lý – Có thể tìm được ở đâu người lãnh đạo trong tổ chức để thực hiện công việc?
3.    Đo lường hiệu quả - Liệu có thể có con người và quy trình để đáp ứng được công nghệ quản lý thiết bị.
4.    Chi tiết và cung cấp bảo dưỡng – Tôi có thể tìm đâu được địa chỉ bảo dưỡng, quản lý, bảo hành …?
5.    Giá thành -  Làm thế nào để nâng cao được giá trị bảo dưỡng?
Nếu biết câu trả lời cho những câu hỏi đơn giản này, bạn có thể tập trung và cải thiện công tác bảo dưỡng. Sẽ không có nhà cung cấp nào đưa ra kế hoạch bảo dưỡng hơn chính người sở hữu.